
Kế hoạch kinh doanh năm 2014 của SLS đã được xây dựng với một số chỉ tiêu như: doanh thu trên 495 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 32,12 tỷ đồng và 24,1 tỷ đồng.

Không tạo được sóng theo thị trường, giá phân bón giảm, lợi nhuận không như kỳ vọng là những điều được nhắc đến nhiều nhất khi nói về các CP ngành phân bón. Tuy nhiên, Nghị định mới siết chặt điều kiện kinh doanh, xuất khẩu phân bón có hiệu lực từ 1.2.2014 sẽ kiểm soát tình trạng hỗn loạn, hứa hẹn chấm dứt tình trạng phân bón giả, nhái và nhập khẩu tràn lan. Có thể tin rằng, các cơ hội mới đang mở ra với các DN phân bón uy tín, chất lượng và kỳ vọng thời kỳ hoàng kim mới của ngành sớm trở lại.

Vào thời điểm đầu năm, dự báo về sức tăng trưởng của ngành mía đường là rất tiềm năng do nhu cầu tiêu thụ đường từ các công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống (chiếm gần 60% nhu cầu ngành đường) tăng trở lại. Tuy nhiên, theo Công ty chứng khoán SBS, mùa vụ mía đường năm 2013 hiện tại đang gặp nhiều khó khăn khi nhiều địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt năng suất kém hơn mọi năm, nên khó cán đích lợi nhuận.

Diện tích mía giảm sẽ khiến trong tương lai các nhà máy đường thiếu nguyên liệu hoạt động và phải đóng cửa.
Việc Bộ Công Thương "bật đèn xanh" cho Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) nhập 30.000 tấn đường về Việt Nam để gia công chế biến sau đó tái xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Bản Vược (Lào Cai) tiếp tục nhận được sự phản đối của các doanh nghiệp (DN) ngành mía đường. Theo kiến nghị của ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), nếu đường của HAGL được tạm nhập, cần có chính sách để tái xuất qua cửa khẩu chính ngạch nhằm giảm áp lực cạnh tranh với đường nội địa.

Hóa ra, mấy mươi năm tập trung phát triển ngành mía đường, Việt Nam vẫn còn thua xa Lào, thì lấy gì cạnh tranh với Thái Lan, Ấn Độ để tồn tại, chứ đừng nói đến phát triển! Câu chuyện nhập đường từ Lào chỉ là giọt nước làm tràn ly. Phát triển ngành mía đường ra sao phải nhìn lại từ góc độ chọn lựa chính sách.