
Niên vụ mía đường 2012 – 2013 vừa kết thúc, cũng chính là lúc nông dân trồng mía nói riêng và ngành mía đường nói chung đối mặt với chồng chất khó khăn do giá đường thấp và đường nhập lậu tràn ngập thị trường.

Đó là lời khẳng định của ông Đỗ Thành Liêm, Phó chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam tại buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp mía đường Việt Nam” tổ chức sáng ngày 10/7 tại Hà Nội.

Niên vụ ép đường 2012-2013 ở ĐBSCL được coi là vụ mía đắng. Giá mía nguyên liệu sụt giảm, nông dân trồng mía không có lãi. Đường làm ra khó tiêu thụ và ở mức rất thấp khiến các nhà máy đường lỗ nặng.

Sau khi hết hạn xuất khẩu theo quy định của Bộ Công Thương (từ tháng 3 đến hết tháng 6-2013), lượng đường tồn kho vẫn nhiều, trong khi lượng đường xuất khẩu thấp, chỉ chiếm khoảng 40% so với lượng xuất khẩu cho phép.

Mía là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Khánh Hòa, song vài năm gần đây một số giống mía cũ cho năng suất rất thấp, lượng đường giảm, nên giá đường cũng giảm theo.

Với việc bổ sung thêm nhiều đối tượng vào diện không chịu thuế; sửa đổi một số nội dung bất cập gây vướng mắc cho doanh nghiệp (DN) khi thực hiện luật và lần đầu tiên áp dụng quy định về ngưỡng doanh thu nộp thuế Giá trị gia tăng (GTGT)..., Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế GTGT được đánh giá là đã tạo thêm nhiều thuận lợi để hỗ trợ DN thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD).