
Các nhà máy đường đang tồn kho kỷ lục 600 nghìn tấn. Trong khi đường lậu giá rẻ từ Thái Lan đang bủa vây thị trường trong nước, “cửa” xuất khẩu duy nhất qua tiểu ngạch sang Trung Quốc cũng có nguy cơ rơi vào tay đường ngoại.

Mía một thời là cây công nghiệp hàng đầu của vùng đất lúa ĐBSCL. Chính loại cây trồng này làm nên nền công nghiệp mía đường lớn nhất nước. Tuy nhiên hiện tại số phận người trồng mía ở đây đang rơi vào cảnh đắng cay khi ngành công nghiệp này trầy trật với bài toán cung cầu và nạn buôn lậu đường qua biên giới.

Theo lẽ thông thường, nếu nguồn cung lớn hơn cầu thì giá sẽ giảm, nhưng thực tế đang tồn tại nghịch lý. Đó là trong khi giá bán buôn tại các nhà máy đường giảm thì tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, giá đường kính vẫn ở mức cao.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đang nỗ lực hoàn thành dự thảo nghị định mới về quản lý thị trường phân bón. Theo đó, phân định một cách rạch ròi trách nhiệm của các Bộ, ngành trong công tác quản lý sẽ là điểm thay đổi quan trọng đảm bảo sự lành mạnh cho thị trường phân bón.

Do việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá bán đường của các nhà máy hiện đang thấp hơn rất nhiều so với mức giá năm 2012. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là người tiêu dùng vẫn phải “oằn” lưng hoặc dè xẻn khi mua vì giá đường ngoài thị trường vẫn không hề giảm tương ứng.

Trực tiếp tác động đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, song hoạt động của ngành phân bón đang tồn tại nhiều bất cập. Không thể không lo khi mà thực trạng phân bón giả, kém chất lượng đã và đang hoành hành năm này qua năm khác gây tổn hại không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.